Tư vấn nha khoa

  • 3m espe
  • FDA
  • CE
  • imes icore
  • datron
  • 3shape
  • dentsply
  • Nobel Biocare
  • Sirona
  • Degudent
  • Noritake
  • Straumann
  • Vita
  • white_peaks
  • Natura
  • ivoclar vivadent
  • Bego
  • Arum
Tư vấn nha khoa

Trồng răng sứ có bị hôi miệng không?

Ngày đăng: 31/08/2016

 Đó là những thắc mắc của không ít bệnh nhân đã và đang trồng răng sứ. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu chứng hôi miệng có phải do trồng răng sứ nhé!


Trồng răng sứ có bị hôi miệng không?

 

        Khoang miệng chứa hàng triệu vi khuẩn là nguyên nhân của hầu hết các triệu chứng hôi miệng. Bệnh hôi miệng có nhiều nguyên nhân thường là do nguyên nhân từ bệnh răng, nướu, trong hốc miệng – đáy lưỡi, đôi khi có nguyên nhân bệnh mũi xoang và hệ tiêu hóa.

     – Trong quá trình gắn răng, đường hoàn tất nơi điểm tếp xúc giữa răng sứ và nướu bị hở, thức ăn, vi khuẩn chui vào và phân hủy tạo ra mùi hôi, tháo ra làm lại răng sứ.

 

Trồng răng sứ có bị hôi miệng không?

    

      – Răng sứ có những vết nứt, hặc những rãnh, những nơi răng sần sùi dễ bám thức ăn cũng có thể dẫn đến hôi miệng.

     – Cầu dài răng sứ ( phần nhịp nơi phần răng sứ không có chân răng) vệ sinh không đúng quy cách, thức ăn thừa tạo mùi hôi, phải sử dụng cây luồn chỉ nha khoa để luồng xuống dưới phần nhịp để làm sạch thức ăn.

Một số lý do bị hôi miệng không phải do trồng răng sứ.

     – Bệnh nhân có tiền sử về bệnh hôi miệng

     – Bệnh nhân bị bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.

     – Bệnh nhân bị các bệnh về viêm xong, viêm đường hô hấp…

     – Dị ứng với răng sứ.

     – Vệ sinh răng miệng kém.

     – Lỡ loét do cắn môi, loét lưỡi.

     – Lâu ngày không đi lấy vôi răng để vôi răng, mãng bám đóng nhiều.

     – Răng khôn mọc lệch lâu ngày không nhổ.

       Như vậy khi hơi thở có mùi, tốt nhất là bạn nên đến nha khoa nơi bạn trồng răng sứ nhờ bác sỹ kiểm tra. Để đảm bảo rằng bọc răng sứ không bị hôi miệng, thì bạn nên chọn bác sỹ phục hình thẩm mỹ tốt cũng như nha khoa uy tín. Và điều quan trọng là bạn phải chăm sóc răng thật kỹ, chăm sóc răng sứ cũng như răng thật, vệ sinh răng ít nhất ngày 2 lần, sử dụng chỉ nha khoa, nếu bạn mang răng sứ nhiều giữa các nhịp bạn cần  sử dụng cây luồn chỉ để lấy sạch thức ăn, định kỳ 6 tháng đi kiểm tra răng và lấy sạch vôi răng.